13 tháng 4, 2011

Những biến cố trong thời kỳ hậu sản

Thời kỳ hậu sản là khoảng thời gian sau khi nhau sổ cho đến khi chức năng sinh lý và giải phẫu của cơ quan sinh dục cơ thể người mẹ trở lại trạng thái bình thường, trung bình là 6 tuần lễ. Bên cạnh đó, có thể có những biến cố xảy ra trong thời kỳ hậu sản.

Chảy máu sau sinh (CMSS)

CMSS bao gồm băng huyết, tụ máu sau may tầng sinh môn và chảy máu muộn.

CMSS do đờ TC: bình thường sau khi nhau sổ ra ngoài, tử cung phải co lại để cầm máu. Khi TC không co lại được gây ra chảy máu, khi lượng chảy máu trên 500ml gọi là băng huyết sau sinh kèm theo triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm xanh, huyết áp tụt, mạch nhanh, TC mềm nhão, ấn vào TC máu từ âm đạo chảy ra nhiều. Đây là một cấp cứu khẩn về sản khoa, cần truyền dung dịch mặn đẳng trương kèm với oxytocin pha truyền tĩnh mạch chảy nhanh, kết hợp hồi sức, truyền dung dịch cao phân tử, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm và xoa nắn trên đáy TC giúp cho TC co hồi tốt. Cần kiểm tra lòng TC sau khi dấu sinh hiệu tạm ổn.

CMSS do tổn thương đường sinh dục: nguyên nhân do rách tầng sinh môn, âm đạo và cổ TC. Sau sinh máu từ âm đạo chảy ra nhiều, khám TC co hồi tốt, TC có cầu an toàn rõ, kiểm tra bằng dụng cụ thấy có tổn thương đang chảy máu ở đường sinh dục. Cần hồi sức tốt, truyền dung dịch mặn đẳng trương, khi sinh hiệu ổn định thì tiến hành may lại chỗ tổn thương và kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao, giảm đau và giảm sưng nề.

CMSS do bệnh lý rối loạn đông máu và cầm máu: sau sinh máu âm đạo chảy ra nhiều, toàn máu loãng, không có máu cục, người mẹ cảm giác mệt, vã mồ hôi, huyết áp tụt, mạch nhanh, xét nghiệm máu các chức năng đông máu cầm máu giảm và kéo dài. Cần truyền dung dịch mặn đẳng trương, dung dịch cao phân tử, huyết tươi đông lạnh và hồng cầu lắng cùng nhóm.

CMSS do tụ máu may tầng sinh môn hay tụ máu sau vết mổ sinh: nguyên nhân do kỹ thuật may và cầm máu trong lúc khâu không hết còn các mạch máu vẫn đang chảy. Triệu chứng sau khi khâu vết cắt tầng sinh môn hay vết mổ sinh, tại vết khâu nổi lên một khối u lớn, ấn mềm kèm theo các dấu hiệu mất máu rõ trên người mẹ như: dấu sinh hiệu kém, da xanh, niêm mạc nhợt và xét nghiệm hồng cầu giảm, hematocrit giảm và hemoglobin xuống thấp. Cần truyền dịch với dung dịch mặn đẳng trương, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm nếu cần, khi sinh hiệu ổn cần may lại, lấy hết khối máu tụ, cầm máu kỹ, có thể đặt lame dẫn lưu nếu cần.

CMSS do chảy máu muộn: đây là biến cố xảy ra vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh do bất thường vùng nhau bám hoặc sót nhau. Triệu chứng ra máu âm đạo tự nhiên, máu đỏ tươi, đôi khi đau nhẹ vùng hạ vị, TC co hồi chậm, siêu âm TC thấy TC còn lớn, lòng TC có khối hỗn hợp. Xử trí nạo hút lòng TC kết hợp truyền dung dịch mặn đẳng trương kèm với oxytocin truyền tĩnh mạch giúp cho TC co hồi tốt để cầm máu, dùng kháng sinh toàn thân để tránh nhiễm trùng.

Dự phòng chảy máu sau sinh

Tùy theo nguyên nhân CMSS mà ta có dự phòng tốt. Trong băng huyết sau sinh, phòng ngừa hiện nay chủ động xử trí tích cực ở giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ, nghĩa là chủ động tiêm oxytocin là thuốc co TC sau khi thai nhi sổ ra. Ngoài ra, đối với những trường hợp tiên lượng dễ băng huyết sau sinh như: đa thai, đa sản, chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ có can thiệp sản khoa như trong sinh giúp ta nên lập một đường truyền tĩnh mạch, một chai dịch truyền đẳng trương có kèm oxytocin. Trong CMSS do tụ máu sau may tầng sinh môn hay khâu vết may trong mổ sinh, cần cầm máu kỹ các mạch máu bị đứt do cắt, may theo đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật. Trong chảy máu muộn cần kiểm tra kỹ bánh nhau và màng nhau, lưu ý có các bánh nhau phụ. Trường hợp không chắc chắn có thể kiểm tra buồng TC bằng tay, để xem sự vẹn toàn của buồng TC.

Bế sản dịch và dự phòng

Triệu chứng của bế sản dịch: người mẹ sốt nhẹ, căng tức, đau trằn vùng hạ vị. Khám âm đạo rất ít sản dịch có thể kèm mùi hôi do nhiễm trùng, cổ TC đóng kín, dùng tay nong cổ TC sản dịch ra màu đen sậm kèm mùi hôi, ấn hạ vị TC lớn, đau nhiều khi ấn đáy TC.

Xử trí: dùng ngón tay nong cổ TC để sản dịch thoát ra ngoài, nếu cổ TC cứng chít hẹp không thể nong bằng tay được ta dùng que héga để nong cổ TC từ số nhỏ đến que số lớn, có thể dùng thuốc misoprostol đặt âm đạo trước 4 giờ, giúp cho cổ TC mềm và cổ TC mở kết hợp nong cổ TC. Đồng thời dùng oxytocin pha truyền tĩnh mạch giúp TC co hồi tốt, kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao toàn thân để tránh nhiễm trùng.

Nhằm tránh sản dịch ứ lại trong buồng TC cũng như phòng ngừa viêm nội mạc TC do bế sản dịch. Nhất thiết kiểm tra cổ TC sau sinh, cần nong rộng cổ TC. Đối với trường hợp sinh mổ chủ động, sau khi bóc nhau ra và lau sạch lòng TC cần nong cổ TC từ đường mổ xuống đoạn dưới TC bằng tay phẫu thuật viên, trước khi may lớp cơ TC. Sau khi mổ xong giai đoạn lấy máu cục âm đạo, cần phải nong cổ TC một lần nữa.

Sau sinh cần vận động sớm, có thể nằm sấp với thời gian từ 20 - 30 phút mỗi ngày đối với người mẹ có TC ở tư thế gập trước, giúp cho sản dịch ra dễ dàng.

Những rối loạn về đường tiết niệu

Bí tiểu sau sinh: trong chuyển dạ, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi, đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang. Ngoài ra, trường hợp sau sinh phải cắt may tầng sinh môn, làm chỗ may sưng nề đau làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy, gây bí tiểu. Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ. Điều trị bí tiểu sau sinh, bằng cách khôi phục lại trương lực bàng quang bằng những biện pháp như: chườm ấm vùng bàng quang, rửa hay ngâm vùng sinh dục ngoài bằng nước ấm, vận động sớm, tập ngồi tiểu theo tư thế bình thường. Sau những biện pháp trên không thành công, ta đặt sonde tiểu giữ và tháo kẹp mỗi 4 giờ/lần, tạo lại phản xạ đi tiểu, kết hợp dùng thuốc prostigmin hay xatral dùng thời gian 4 - 5 ngày. Sau đó rút sonde tiểu cho cho người mẹ tập đi tiểu.

Són tiểu: ngược lại với trường hợp bí tiểu do co thắt cơ ở cổ bàng quang, những người mẹ bị són tiểu sau sinh là do cơ co thắt cổ bàng quang không tốt, gặp trong trường hợp chuyển dạ kéo dài; sinh đẻ nhiều lần. Khi người mẹ cười, khi gắng sức, khi ho làm tăng áp lực ổ bụng làm cho nước tiểu bị són ra ngoài. Cách điều trị: tư vấn cho người mẹ an tâm về tinh thần, chế độ nghỉ ngơi tốt và dinh dưỡng sau sinh đầy đủ kết hợp dùng prostigmin khoảng 1 tuần sẽ ổn định. Trường hợp không khỏi và kéo dài qua thời kỳ hậu sản, có kế hoạch phẫu thuật nâng bàng quang bằng giá đỡ ở đối tượng sinh nhiều mà có tiểu són kéo dài.

Viêm tắc tĩnh mạch sau sinh

Viêm tắc tĩnh mạch ở thời kỳ hậu sản thường gặp là viêm tắc tĩnh mạch đùi nông. Triệu chứng, thường xảy ra vào ngày thứ 3 trở đi sau sinh, sốt cao 38,5 – 39oC, chân bị viêm rất đau, không thể nâng chân lên khỏi mặt giường được, tĩnh mạch sưng đỏ dọc theo chân. Toàn bộ chân phù nề trắng.

Điều trị: nằm bất động, chân bị viêm nâng cao hơn đầu, giúp cho máu ở phần chi dưới được lưu thông dễ dàng hơn. Dùng thuốc kháng sinh toàn thân liều cao, giảm đau, hạ sốt, có thể dùng Aspirin rất tốt trong trương hợp này, ngoài tác dụng giảm đau, thuốc còn có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu và dính vào thành mạch, hạn chế sự hình thành cục máu đông. Sử dụng Heparin, đây là thuốc đầu tay, có vai trò quan trọng điều trị huyết khối và tắc mạch, dùng bằng tiêm tĩnh mạch.

Dự phòng: hoạt động sớm sau khi sinh, không nên nằm lâu trên giường, vận động tay chân, khi nằm gác chân cao giúp sự lưu thông máu tốt.

_______________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

12 tháng 4, 2011

Các biến cố thường gặp khi chuyển dạ

Sau khi mang thai và chuẩn bị đến kỳ sinh nở các thai phụ thường lo lắng, nếu các ca đẻ diễn ra suôn sẻ với sự trợ giúp của cán bộ y tế. Tuy nhiên, quá trình chuyển dạ có thể gặp một số biến cố không lường trước như băng huyết, sa dây rau, kiệt sức... đòi hỏi người đỡ phải theo dõi sát và xử lý kịp thời để tránh nguy hiểm cho mẹ và con.

Băng huyết

Xảy ra nhiều nhất là trong thời kỳ xổ rau. Nguyên nhân là rách toác đường sinh dục. Rách cổ tử cung, âm đạo gây băng huyết mạnh nhất, rồi đến rách âm môn (tầng sinh môn). Vỡ tử cung không chỉ nguy hiểm vì gây chảy máu mà còn gây đau và choáng toàn thân nặng, tỷ lệ tử vong rất cao. Chẩn đoán không khó vì có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu được xử trí cầm máu ngay lập tức thì ít nguy hiểm nhưng nếu để chậm (chậm chẩn đoán hoặc chậm xử trí), tình trạng sản phụ nặng lên rất nhanh, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên nhiều. Những người đã sinh con nhiều lần hoặc đã có tiền sử chảy máu nặng, người trên 35 tuổi mới sinh con lần đầu hoặc đã có sẹo ở tử cung do mổ... dễ bị tai biến này.

Vỡ ối non và vỡ ối sớm

Vỡ ối non là tình trạng khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ mà ối đã vỡ.

Vỡ ối sớm là khi đã có chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở hết.

Về bản chất, vỡ ối non nguy hiểm hơn vì chỉ chừng 5-6 giờ sau là nước ối đã có thể bị nhiễm khuẩn trong buồng tử cung. Thai nhi rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, gặp nguy hiểm khi chuyển dạ và cả sau khi sinh. Cả bà mẹ cũng có thể bị nhiễm khuẩn hậu sản nặng. Do vậy, sản phụ vỡ ối non cần được dùng kháng sinh ngay và can thiệp lấy thai ra sớm bằng đẻ chỉ huy hoặc phẫu thuật, không để chuyển dạ kéo dài vì nguy cơ tử vong rất cao cho cả mẹ và con.

Sa dây rau

Thường xảy ra lúc vỡ ối do áp lực nước ối tăng và ngôi thai (thường là ngôi đầu, ngôi mông hay ngôi vai) chưa xuống thấp. Dây rau có thể sờ thấy ngay trong âm đạo, nhiều hay ít tùy từng trường hợp. Nếu là ngôi đầu, nguy cơ thai chết sẽ lớn hơn trường hợp ngôi ngược hay ngôi ngang. Sa dây rau là một cấp cứu tức thời khi thai còn sống. Sản phụ phải lập tức nằm chổng mông (kể cả khi chuyển đi mổ hoặc nằm trên ô tô chuyển tuyến) để ngôi thai không đè vào dây rau. Nếu cứ để sản phụ nằm ngửa trên cáng, nguy cơ thai chết sẽ cao hơn. Người hộ sinh cần có gạc ấm thấm nước, đặt trong âm đạo để không cho dây rau thụt xuống.

____________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com


Đọc Tiếp →

11 tháng 4, 2011

Rong kinh-Băng huyết là biểu hiện bệnh Băng Lậu

Những người bị rối loạn kinh nguyệt cần phải đến bệnh viện để khám. Chứng này không chỉ làm tăng thêm gánh nặng về tinh thần, sự bất tiện trong sinh hoạt, gây thiếu máu, vô sinh cho người bệnh mà còn có thể là biểu hiện của một thứ bệnh tật nào đó tiềm ẩn trong cơ thể; nếu không kịp thời điều trị thì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Để xác định nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể đi khám phụ khoa để dựa vào các xét nghiệm: chụp X quang ổ bụng, siêu âm phụ khoa, chụp tử cung-vòi trứng, nội soi ổ bụng,... Đồng thời theo dõi chu kì kinh và cung cấp thông tin chính xác , từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị cụ thể, hiệu quả.

Nếu không mắc các chứng bệnh sau đây:
- U xơ tử cung.
- U nang buồng trứng.
Bạn an Tâm đi. Đó là triu chứng Bệnh Băng Lậu.
Thuốc Nam gia truyền trị dứt bệnh & không tái phát đấy.
Thông tin về bệnh Băng Lậu như sau:

Bệnh Băng huyết - rong kinh (Còn gọi là Băng lậu)
  • Băng là huyết bỗng nhiên ào ra, lậu là huyết ra từng giọt mà không dứt.Hai chứng ấy là nhân quả của nhau, vì sau một thời gian băng, thường thường cứ nhỏ giọt không cầm mà nhỏ giọt không cầm cũng thường đưa đến băng mạnh. Chứng này phần nhiều do kinh nguyệt không đều mà phát triển, đặc biệt phụ nữ ngoài 40 tuổi, thường kinh nguyệt tắt vài tháng rồi đến băng huyết dữ dội. Kinh nguyệt bế tắc cũng thường là triệu chứng của băng lậu.
    Phụ nữ lúc không hành kinh hoặc sau khi sinh mà máu ra ở âm đạo không theo quy tắc nào, gọi là Băng Lậu. Chứng băng lậu bao gồm hai chứng là ‘huyết băng’ và ‘kinh lậu’. Hai chứng này nguyên nhân giống nhau nhưng chứng trạng khác nhau:
    + Nhẹ gọi là Lậu (Kinh Lậu, Rong Kinh).
    + Nặng gọi là Băng (Băng Kinh, Kinh Băng).
    * Tương đương với chứng Tử cung xuất huyết do rối loạn buồng trứng hoặc viêm nhiễm bộ sinh dục ngoài... của YHọc Hiện Đại.
    * Hiện nay còn gọi là Công Huyết.
    Hậu quả của rong kinh, rong huyết :
    Rong kinh, rong huyết đều ảnh hưởng đến sức khỏe vì bị mất máu. Ngoài ra, do máu ra kéo dài nên có thể gây viêm nhiễm. Máu là môi trường phát triển tốt của vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này. Vì những lẽ đó nên rong kinh, rong huyết cần điều trị càng sớm càng tốt.
    Bệnh Băng Lậu tây y chữa trị không dứt, thường xuyên tái phát, thuốc vào có cảm giác như hết bệnh. Bệnh này thuốc Nam mới trị dứt được, Không tái phát.
_________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

10 tháng 4, 2011

Tai biến băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh là 1 trong 5 tai biến sản khoa thường gặp gây tử vong cho các bà mẹ.

Mức độ nguy hiểm

Tại hội nghị về nội tiết sinh sản và sản phụ khoa, do Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh (TP.HCM) ở TP.HCM, báo cáo về tình trạng sản phụ bị băng huyết sau sinh của tiến sĩ Vũ Thị Nhung - Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) cho biết: "Trong số khoảng 30 ngàn sản phụ đến sinh đẻ tại Bệnh viện Hùng Vương mỗi năm, băng huyết sau sinh chiếm tỷ lệ từ 1,5%-2%, trong đó có 35% phải truyền máu". Còn theo bác sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy - Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM): "Băng huyết sau sinh là một trong năm tai biến sản khoa thường gặp, băng huyết chiếm tỷ lệ từ 2%-10% trong số ca sản phụ sau sinh đẻ. Khảo sát trong nhiều năm liền tại Bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm có ít nhất 100 trường hợp sản phụ bị băng huyết sau sinh trong tình trạng nặng".


Băng huyết sau sinh là một trong năm tai biến sản khoa thường gặp.

Các báo cáo tại hội nghị cũng cho biết, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới - WHO, băng huyết sau sinh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở các bà mẹ trên thế giới hằng năm. Còn theo khảo sát, nghiên cứu của Bộ Y tế về tử vong mẹ ở 7 vùng địa lý trong nước, trong số các nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho bà mẹ, thì có 3 nguyên nhân chiếm hàng đầu đó là: băng huyết sau sinh (chiếm tỷ lệ 41%), sản giật (chiếm 21,3%) và nhiễm khuẩn (chiếm 18,8%).

Nguyên nhân và nguy cơ

Gọi là băng huyết sau sinh khi lượng máu mất trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là từ 500 ml trở lên. Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM), trên 4.682 sản phụ có tuổi trung bình là 26,75 tuổi vào sinh tại đây, thì tỷ lệ băng huyết sau sinh (tính theo lượng máu mất 500 ml như nói trên) là 15,38%, trong đó băng huyết do đờ tử cung chiếm 45,55%.

Theo tiến sĩ Vũ Thị Nhung, có hai nguyên nhân thường gặp nhất gây ra băng huyết tức thời ngay sau khi sinh đó là: tử cung bị đờ (giảm độ đàn hồi); và âm đạo, cổ tử cung bị rách. Bên cạnh đó còn có những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến băng huyết sau sinh là: con to (nguy cơ băng huyết tăng gấp 3 lần nếu thai từ 4 kg trở lên), đa sản (trên 3 lần), giục sinh...


Gọi là băng huyết sau sinh khi lượng máu mất trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là từ 500 ml trở lên.

Theo các bác sĩ, ở thời điểm trước và sau khi tróc nhau (giai đoạn ba của cuộc chuyển dạ sinh) là thời điểm thường xảy ra chảy máu, gây mất máu nặng cho bà mẹ, nếu bác sĩ không kịp thời xử lý. Vì thế mà Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo đối với các bác sĩ chuyên ngành sản khoa là, cần phải xử trí tích cực ở giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ bằng cách chủ động làm tróc nhau để giảm sự mất máu, đề phòng xảy ra tình trạng đờ tử cung do mất máu quá nhiều.

Các bác sĩ khuyến cáo, nên tôn trọng quá trình chuyển dạ tự nhiên để giúp giảm tình trạng băng huyết sau sinh cho sản phụ. Chỉ can thiệp khi thật sự cần thiết, cũng như khi làm thủ thuật phải đúng kỹ thuật, vì nguy cơ băng huyết sau sinh sẽ tăng gấp 2,5 lần trong các trường hợp có tăng co giục sinh...

___________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

9 tháng 4, 2011

25% sản phụ tử vong là do băng huyết sau sinh

Qua ghi nhận tình trạng băng huyết sau sinh ở các sản phụ, TS-BS Huỳnh Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Từ Dũ TPHCM, cho biết mỗi năm có ít nhất 100 ca băng huyết sau sinh nặng cần phải truyền máu trên tổng số khoảng 40.000 ca sinh, chiếm khoảng 0,3%.


Đây là tình trạng tai biến sản khoa nặng, là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong đối với sản phụ, chiếm 25% trong số các trường hợp tử vong ở người mẹ.

Còn tại BV Hùng Vương TPHCM, qua khảo sát những sản phụ sinh thường, TS-BS Vũ Thị Nhung, Giám đốc BV Hùng Vương, đánh giá tỉ lệ băng huyết sau sinh đối với sản phụ sinh thường tại đây lên tới hơn 15% gây mất máu nhiều. Những yếu tố nguy cơ cao là con to, sinh trên 3 lần, giục sinh. Vì vậy, việc tôn trọng quá trình chuyển dạ tự nhiên sẽ làm giảm tình trạng băng huyết sau sinh.


_________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com


Đọc Tiếp →

8 tháng 4, 2011

Băng huyết cuối thai kỳ và dự phòng chứng tiêu sợi huyết cấp trong sản khoa

Ra máu âm đạo tự nhiên trong 3 tháng cuối thai kỳ đến nay vẫn là mối lo lắng đe dọa đến tính mạng mẹ - con và là một trong 4 nguy cơ chính dẫn đến tử vong sản khoa ở nước ta. Trước nguy cơ băng huyết do sinh đẻ của bệnh nhân, đòi hỏi người làm công tác chuyên môn kỹ thuật như nữ hộ sinh cần biết cách di chuyển bệnh nhân đến nơi đủ điều kiện giải quyết còn thầy thuốc phải xác định ngay được lý do của sự ra máu để xử trí kịp thời. Sự mất máu dẫn đến máu không đông gọi là chứng tiêu sợi huyết (TSH) cấp trong sản khoa.



HAI BỆNH CHÍNH THƯỜNG GẶP Ở CUỐI THAI KỲ

1. Nhau tiền đạo (NTÐ)

Xảy ra ở khoảng 1/100-1/150 cuộc sinh do bánh nhau bám che một phần hay toàn phần lối đi của thai để sổ ra ngoài.
Khi thai phụ khởi động chuyển dạ sinh, lớp cơ ở đoạn dưới tử cung phải giãn nở chịu sự co kéo lên cao - gọi là sự giãn mở cổ tử cung - để cổ tử cung mở ra. Tuy nhiên khả năng giãn nở của bánh nhau không có nên bị bong khỏi lớp cơ ở đoạn dưới và cổ tử cung. Kết quả là các hồ huyết ở bánh nhau bị mở ra gây băng huyết. Tùy theo giai đoạn của chuyển dạ mà máu có thể chảy từ ít tới nhiều do tổn thương của bánh nhau, hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần gây thiếu máu, làm mất các yếu tố đông máu như prothrombin, fibrinogen, tiểu cầu v.v..., đồng thời mất hồng cầu làm người bệnh xanh xao.

Ðến nay người ta vẫn chưa biết rõ tại sao nhau lại bám ở đoạn dưới tử cung thay vì bám ở thân hay đáy tử cung. Có giả thiết cho rằng do lớp niêm mạc bị viêm teo do sinh đẻ, nạo thai nhiều lần. Tuy nhiên NTÐ lại ít khi tái phát trên một bệnh nhân nên cũng có thể do tình cờ trứng thụ tinh đến làm tổ ở đoạn dưới.

Triệu chứng: Ðặc điểm là ra máu tự nhiên nhiều khi đang ngủ và máu có màu đỏ tươi, không có cơn đau bụng. Máu có thể ra ít rồi tự cầm, hoặc ra máu tái phát và khoảng cách ngày càng gần nhau khi thai càng lớn do sự bình chỉnh của ngôi thai. Thông thường xảy ra vào 1/2 chu kỳ sau của thai kỳ.
Máu ra từ các hồ huyết của bánh nhau bị bong khỏi nơi bám tương ứng ở tử cung. Nếu máu chảy nhiều có thể dẫn đến chứng rối loạn đông máu do mất các yếu tố đông máu.

Chẩn đoán: Lúc đầu chỉ có thể nghi ngờ vì ra máu tự nhiên và cần xác định được vị trí của nhau bám trong tử cung.

Khám ngoài:

Ngôi vai, ngôi mông hay ngôi đầu nhưng nằm cao trên eo trên tiểu khung, đầu có thể lệch sang một bên và ra trước; đè vào đáy tử cung, đầu không lọt qua eo trên được do bánh nhau bám thấp gây cản trở.

Khám trong âm đạo:

Phải hạn chế và thao tác nhẹ nhàng. Nên đến khám ở những cơ sở y tế có phòng mổ để khi cần thiết có thể xử trí ngay nhằm kiểm soát sự chảy máu (Cần có sẵn 500ml máu đồng nhóm hay người hiến máu phải có mặt ở bệnh viện). Khi khám không nên cố đi tìm mép nhau để tránh làm bong nhau và mất máu.

Nếu là NTÐ trung tâm thì khám qua cổ tử cung, ngón tay sẽ đụng vào lớp đệm bánh nhau thay vì chạm vào ngôi thai trực tiếp.

Các phương pháp khác

Siêu âm là cách có thể thấy được mối liên quan của bánh nhau với lỗ ống cổ tử cung. Nhau bám 2 bên đối xứng lỗ cổ tử cung thì khả năng là NTÐ trung tâm hoàn toàn, nếu không đối xứng có thể là bám trung tâm, bám mép hay bám thấp. Tuy nhiên có khi là dương tính giả dẫn đến mổ sinh không cần thiết, do đó phải tìm cách để tăng cường độ nhạy (sensibility) hạn chế dương tính giả (như bơm để bàng quang đầy nước, cơn co tử cung phải tốt). Chụp quang tuyến với kỹ thuật chụp phần mềm (soft tissne technique), nếu không thấy bóng của nhau ở phần thân tử cung thì suy đoán là NTÐ. Ngược lại nếu chỏm gần sát xương mu hay mỏm nhô thì không phải là NTÐ.

Ngoài ra còn có một số phương pháp không được sử dụng ở nước ta như bơm thuốc cản quang vào bàng quang trước khi chụp phim, chích thuốc Iod phóng xạ vào tĩnh mạch, dò thuốc tập trung vào bánh nhau. Tuy nhiên các phương pháp này đều hạn chế trong chẩn đoán và đòi hỏi đơn vị phải có phòng thí nghiệm đồng vị phóng xạ...

Xử trí: Có các cách xử trí khác nhau tùy thuộc vào số lượng máu mất và tuổi thai.

Chờ đợi thêm nếu thai còn non, máu mất không nhiều và truyền máu thay thế có khi được thêm 2-3 tuần lễ. Thai sống được ít ra phải trên 28 tuần.
Chủ động can thiệp nếu mất máu nhiều hay tái phát nhiều lần, vì dễ dẫn đến thiếu máu, rối loạn đông máu.

+ Nhau bán trung tâm: Can thiệp nếu cổ tử cung không thuận lợi cho sự kích thích chuyển dạ và mất máu nhiều (dù thai đã chết mổ sinh) để đảm bảo an toàn cho người mẹ. Sinh đường dưới chỉ đặt ra cho con dạ cổ tử cung mềm, đã mở được một phần và ra máu không nhiều. Một số thủ thuật có thể sử dụng để cầm máu như: dùng kìm kẹp da đầu thai nhi và kéo xuống dưới, hạ một chân nếu là ngôi ngược để ngôi đè vào bánh nhau (thường áp dụng khi thai non tháng khó sống bên ngoài tử cung).

+ Nhau trung tâm: Mổ lấy thai có chỉ định tuyệt đối đi đôi với hồi sức cho mẹ/con. Ðề phòng máu bị mất nhiều có thể gây biến chứng tiêu sợi huyết cấp, chảy máu thứ phát do đoạn dưới tử cung kém co bóp sau sinh hay nhiễm khuẩn hậu sản do vi khuẩn từ âm đạo đi lên...

Tử vong mẹ hiện nay vào khoảng 1%, tử vong con khoảng 30%, chủ yếu do non tháng, ngạt do thiếu oxy vì mẹ mất máu, sa dây rốn, can thiệp lấy thai đường dưới...

2. NHAU BONG NON (ABRUPTIO PHACENTA: NBN)

Là hậu quả từ biến chứng muộn của thai kỳ trong khi bánh nhau vẫn bám ở vị trí thân tử cung. Thường xảy ra trước ngày dự kiến sinh nên gọi là NBN. Thường gặp thể nhẹ, xảy ra lúc đang chuyển dạ; Còn thể nặng ít hơn (khoảng 1/500 ca sinh) với đặc điểm chảy máu âm đạo do nhau bong khỏi chỗ bám ở tử cung, dẫn đến thai suy và thai chết.

Nguyên nhân: Do bị chấn thương ở vùng bụng. Tuy nhiên nguyên nhân này ít gặp hơn, do bệnh nhân bị bệnh viêm cầu thận mãn tính (glomerulo - nephritis) làm tăng huyết áp kéo dài (chiếm tới 1/3-1/2 những ca NBN); 10% do hội chứng HA thấp, do bệnh nhân nằm ngửa, tử cung đè lên tĩnh mạch chủ dưới, làm tuần hoàn phía dưới các hồ huyết bị tăng áp, bánh nhau bị bong non ra khỏi lớp cơ tử cung khi thai chưa đủ tháng. Ở nơi bong nhau, máu lan tỏa trên một diện rộng dần, ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn của người mẹ: HA hạ thấp, mạch nhanh, não bị thiếu oxy... rồi rơi vào shock.

Máu có thể lan tỏa ra ngoài tĩnh mạch ở tử cung (buồng trứng, thận, cột sống).

Ngoài bệnh thận, NBN còn có thể xảy ra do người mẹ thiếu acid folic (Hibbard) hoặc do sự giảm áp lực đột ngột ở tử cung đa ối, đa thai...
Cơ chế: Ðông máu rải rác trong lòng mạch (disseminated intravascular coagulation) và tiêu sợi huyết cấp.

Ðến nay, người ta vẫn tin rằng bệnh huyết quản thận mãn tính như cao HA, viêm cầu thận mãn tính là lý do chính của NBN. Những động mạch nhỏ bị viêm thoái hóa (degenerative arteriolitis) trong lớp sản bào nơi nhau bám gây bong nhau. Tổn thương huyết quản đi đôi với sự phân rã làm chất thromboplastin ở chỗ nhau bám đi vào huyết quản nơi bị tổn thương gây đông máu trong lòng mạch. Fibrinogen trong máu bị cắt nhỏ thành những sợi fibrin đơn phân, tiểu cầu ngưng tập thành những cục máu nhỏ lan tỏa dần.

Máu chảy ở tử cung dưới lớp thanh mạc, từ mũi kim chích làm cho tử cung bị xuất huyết tím đen (trong trường hợp nặng), một phần máu tách màng nhau chảy ra ngoài, máu đen và không đông.

Lượng fibrinogen chuyển thành fibrin đơn phân càng lớn thì ngưỡng fibrinogen trong máu càng hạ thấp, những sản phẩm thoái hóa fibrin tăng, tiểu cầu giảm và kéo dài thời gian prothrombin.

Bệnh cảnh lâm sàng này gọi là hội chứng Convelaire, hoặc trước đây ta quen gọi là phong huyết tử cung nhau (uteroplacental apoplexy).

Một hậu quả quan trọng của đông máu rải rác trong lòng mạch, đó là sự hoạt
hóa chất tiền tiêu sợi huyết (plasminogen) - có sẵn trong máu thành plasmin. Chính plasmin là chất làm tiêu những cục máu nhỏ nghẽn mạch bằng cách cắt fibrinogen thành fibrin đơn phân. Trong trường hợp NBN này thai nhi chết và ngưỡng fibrinogen trong máu hạ thấp. Kết cục máu thiếu fibrinogen (hypofibrinogenemia), thiếu tiểu cầu (thrombocytopenia) chảy ra ngoài không đông - gọi là tiêu sợi huyết cấp.

Chẩn đoán: Có 3 mức độ nhưng dễ chuyển từ thể nhẹ hay trung bình sang thể nặng.

Thể nhẹ hay trung bình: Tử cung căng nhưng chưa co cứng, tim thai không đều, nhau bong một phần (tuy nhiên chưa dẫn tới tử vong mẹ và thai), máu giảm đông.

Thể nặng: Chẩn đoán không khó, tử cung co cứng, không thấy cơn co nữa, máu ra ngoài âm đạo nhiều, không đông, người mẹ bị shock, tim thai mất.
Thăm khám âm đạo không thấy nhau ở đoạn dưới tử cung như NTÐ mà thấy ngôi thai lọt sâu trong tiểu khung, ra máu đen nhiều và loãng.

Xét nghiệm: Ðịnh lượng fibrinogen trong máu <>Xử trí:

- Sinh ngả âm đạo: Cổ tử cung đã mở nhiều, bấm ối để làm giảm áp lực buồng tử cung, lấy thai ra. Nếu thai đã chết, dùng kẹp kéo đầu hoặc nếu là ngôi mông thì dùng chân để kéo thai ra. Khi áp lực buồng tử cung giảm thì thromboplastin cũng giảm đi vào tuần hoàn mẹ nên ngừa được sự tiêu sợi huyết cấp xảy ra. Ðồng thời tiến hành truyền dịch có oxytocin hàm lượng cao để tử cung co hồi lại.

- Mở cắt tử cung: Phải tiến hành khẩn trương để cầm máu đồng thời tiến hành truyền máu (có thể tới 3 lít), truyền fibrinogen 2-6g vào tĩnh mạch để sửa chữa máu không đông.

- Tử vong con trong NBN vào khoảng từ 50-100% cho những thể nặng. Nhờ phương tiện hồi sinh ngày càng đầy đủ tử vong mẹ đến nay đã giảm còn khoảng 1-5%.

- Vô niệu là do suy thận đã lâu, gặp trong NBN thể nặng ở sản phụ bị cao huyết áp, tổn thương nơi vỏ thận bị hoại tử. Có thể dự phòng biến chứng này bằng cách phát hiện bệnh sớm, điều trị rối loạn đông máu và truyền máu thay thế.

3. DỰ PHÒNG CHỨNG BĂNG HUYẾT CUỐI THAI KỲ

Dù là NTD hay NBN, khi xảy ra cũng đều phải tìm nguyên nhân của sự ra máu âm đạo (thường vào quý 3 của thai kỳ) để cầm máu hay sửa chữa sự mất máu.

Nghỉ ngơi tuyệt đối, đến những cơ sở y tế có đủ điều kiện đỡ đẻ khó và phương tiện di chuyển bệnh nhân tốt.

Các cơ sở tuyến sau cần tổ chức tốt công tác trực, sẵn sàng giải quyết mọi trường hợp cấp cứu, kể cả vấn đề truyền dịch, truyền máu và phẫu thuật cắt tử cung.
____________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

7 tháng 4, 2011

Chứng băng huyết cuối thai kỳ

Đó là tình trạng ra nhiều máu tự nhiên trong 3 tháng cuối thai kỳ do chứng rau tiền đạo hoặc rau bong non. Ở Việt Nam, băng huyết cuối thai kỳ là một trong 4 nguy cơ chính dẫn đến tử vong sản khoa. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nó có thể dẫn đến chứng tiêu sợi huyết (không đông máu).


Ở chứng rau tiền đạo, bánh rau bám ở phần dưới tử cung.

Sau đây là đặc điểm của chứng băng huyết trong 2 trường hợp cụ thể:

1. Băng huyết do rau tiền đạo

Đó là hiện tượng bánh rau bám che một phần hay toàn phần lối đi của thai để sổ ra ngoài, xảy ra ở khoảng 1/100-1/150 cuộc sinh. Khi thai phụ chuyển dạ, lớp cơ ở đoạn dưới tử cung phải giãn nở và co kéo lên cao để cổ tử cung mở ra. Do bánh rau không có khả năng giãn nở nên bị bong khỏi lớp cơ tử cung, gây băng huyết. Tùy theo giai đoạn chuyển dạ mà máu có thể chảy từ ít tới nhiều, hoặc lặp lại nhiều lần gây thiếu máu và mất các yếu tố đông máu (như prothrombin, fibrinogen, tiểu cầu), đồng thời gây mất hồng cầu làm người bệnh xanh xao.

Đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ tại sao rau lại bám ở đoạn dưới tử cung (thay vì ở thân hay đáy tử cung). Có giả thiết cho rằng đó là do lớp niêm mạc bị viêm teo do sinh đẻ, nạo thai nhiều lần. Tuy nhiên, rau tiền đạo lại ít khi tái phát trên một bệnh nhân nên có thể đoán rằng, tình trạng này xảy ra do trứng thụ tinh tình cờ đến làm tổ ở đoạn dưới.

Biểu hiện của rau tiền đạo: Ra máu tự nhiên nhiều lần (màu đỏ tươi) khi đang ngủ, không có cơn đau bụng. Máu có thể ra ít rồi tự cầm, hoặc ra nhiều lần và khoảng cách ngày càng gần nhau. Hiện tượng ra máu thường xảy ra vào nửa sau của thai kỳ. Khi gặp các hiện tượng nghi ngờ, cần đến khám ở cơ sở phụ sản có phòng mổ để khi cần thì có thể xử trí ngay nhằm kiểm soát sự chảy máu. Cần có sẵn 500 ml máu đồng nhóm, hoặc người hiến máu phải có mặt ở bệnh viện.

Bác sĩ sẽ có các cách xử trí khác nhau tùy thuộc vào lượng máu bị mất và tuổi thai. Nếu thai còn non, máu mất không nhiều thì có thể truyền máu thay thế để chờ đợi đến khi thai lớn thêm, có thể cho ra đời (có khi được thêm 2-3 tuần lễ). Thai sống được phải trên 28 tuần tuổi.

Nếu mất máu nhiều hay tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ chủ động can thiệp để tránh thiếu máu, rối loạn đông máu.

2. Băng huyết do rau bong non

Đó là hiện tượng bánh rau bong ra khỏi thân tử cung trước ngày dự kiến sinh. Ở thể nặng (tỷ lệ 1/500 ca sinh), rau bong non gây chảy máu nhiều, dẫn đến thai suy và thai chết.

Nguyên nhân gây rau bong non có thể là chấn thương vùng bụng, bệnh viêm cầu thận mạn tính làm tăng huyết áp kéo dài, hội chứng huyết áp thấp, thiếu axit folic, giảm áp lực đột ngột ở tử cung, đa ối, đa thai... Có trường hợp bệnh nhân nằm ngửa, tử cung đè lên tĩnh mạch chủ dưới, làm tăng huyết áp các hồ huyết phía dưới của bánh rau, khiến bánh rau bị bong ra khỏi lớp cơ tử cung. Ở nơi bong rau, khiến thai phụ bị tụt huyết áp, mạch nhanh, thiếu ôxy não, sốc, có nguy cơ tử vong cao.

Rau bong non có 3 mức độ. Ở thể nhẹ hay trung bình, tử cung căng nhưng chưa co cứng, tim thai không đều, rau bong một phần (chưa dẫn tới tử vong cho mẹ và thai nhi), máu giảm đông. Hai thể này rất dễ chuyển thành thể nặng với biểu hiện tử cung co cứng, không thấy cơn co nữa, máu ra ngoài âm đạo nhiều, không đông, người mẹ bị sốc, tim thai mất. Ở thể nặng, tỷ lệ tử vong là 1-5% đối với mẹ và 50-100% đối với con.

Cách xử trí có thể là cho sinh ngả âm đạo nếu cổ tử cung đã mở nhiều hoặc mở cắt tử cung, đồng thời tiến hành các biện pháp cầm máu.

Để dự phòng chứng băng huyết cuối thai kỳ, khi bắt đầu có biểu hiện ra máu, dù bất cứ nguyên nhân nào, thai phụ cũng phải lập tức đến bệnh viện tuyến trên (bằng các phương tiện di chuyển nhẹ nhàng) để được cầm máu và áp dụng các biện pháp điều trị. Nên nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh các chấn động.

_________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →