31 tháng 3, 2011

Sinh con to dễ bị băng huyết


Tai biến băng huyết sau sinh là một nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ. Nguy cơ này rất cao ở những người sinh con to, hoặc sinh nhiều lần.

Sản phụ mất 500 ml máu trở lên trong vòng 24 giờ đầu sau sinh được coi là băng huyết. Tiến sĩ Vũ Thị Nhung, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương TP HCM, cho biết tại cơ sở này, cứ 100 sản phụ thì có khoảng 2 người bị năng huyết, 1/3 trong số đó phải truyền máu.

Khi con trên 3,5 kg rất dễ bị băng huyết

Còn theo bác sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy, Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, tai biến này chiếm tới 2-10% số ca sinh. Tại Bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm có ít nhất 100 ca băng huyết nặng.

Những ai dễ bị băng huyết?

Theo tiến sĩ Vũ Thị Nhung, có hai nguyên nhân thường gặp nhất gây ra băng huyết tức thời ngay sau khi sinh, đó là tử cung bị đờ (giảm độ đàn hồi) và âm đạo, cổ tử cung bị rách. Một nghiên cứu trên 4.700 sản phụ ở Bệnh viện Hùng Vương cho thấy, đờ tử cung chiếm gần một nửa số ca băng huyết.

Những sản phụ sau cũng dễ gặp tai biến trên: Sinh con to (nguy cơ tăng gấp 3 lần nếu thai từ 4 kg trở lên), sinh con trên 3 lần, sử dụng biện pháp thúc sinh.

Để giảm nguy cơ băng huyết, các chuyên gia khuyến cáo nên tôn trọng quá trình chuyển dạ tự nhiên, chỉ can thiệp khi thật sự cần thiết. Nguy cơ băng huyết sẽ tăng 2,5 lần trong các trường hợp tăng cơn co để thúc đẩy quá trình sinh.

______________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

30 tháng 3, 2011

Chứng băng huyết cuối thai kỳ

Đó là tình trạng ra nhiều máu tự nhiên trong 3 tháng cuối thai kỳ do chứng rau tiền đạo hoặc rau bong non. Ở Việt Nam, băng huyết cuối thai kỳ là một trong 4 nguy cơ chính dẫn đến tử vong sản khoa. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nó có thể dẫn đến chứng tiêu sợi huyết (không đông máu).

Sau đây là đặc điểm của chứng băng huyết trong 2 trường hợp cụ thể:

1. Băng huyết do rau tiền đạo

Đó là hiện tượng bánh rau bám che một phần hay toàn phần lối đi của thai để sổ ra ngoài, xảy ra ở khoảng 1/100-1/150 cuộc sinh. Khi thai phụ chuyển dạ, lớp cơ ở đoạn dưới tử cung phải giãn nở và co kéo lên cao để cổ tử cung mở ra. Do bánh rau không có khả năng giãn nở nên bị bong khỏi lớp cơ tử cung, gây băng huyết. Tùy theo giai đoạn chuyển dạ mà máu có thể chảy từ ít tới nhiều, hoặc lặp lại nhiều lần gây thiếu máu và mất các yếu tố đông máu (như prothrombin, fibrinogen, tiểu cầu), đồng thời gây mất hồng cầu làm người bệnh xanh xao.

Đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ tại sao rau lại bám ở đoạn dưới tử cung (thay vì ở thân hay đáy tử cung). Có giả thiết cho rằng đó là do lớp niêm mạc bị viêm teo do sinh đẻ, nạo thai nhiều lần. Tuy nhiên, rau tiền đạo lại ít khi tái phát trên một bệnh nhân nên có thể đoán rằng, tình trạng này xảy ra do trứng thụ tinh tình cờ đến làm tổ ở đoạn dưới.


Biểu hiện của rau tiền đạo: Ra máu tự nhiên nhiều lần (màu đỏ tươi) khi đang ngủ, không có cơn đau bụng. Máu có thể ra ít rồi tự cầm, hoặc ra nhiều lần và khoảng cách ngày càng gần nhau. Hiện tượng ra máu thường xảy ra vào nửa sau của thai kỳ. Khi gặp các hiện tượng nghi ngờ, cần đến khám ở cơ sở phụ sản có phòng mổ để khi cần thì có thể xử trí ngay nhằm kiểm soát sự chảy máu. Cần có sẵn 500 ml máu đồng nhóm, hoặc người hiến máu phải có mặt ở bệnh viện.

Bác sĩ sẽ có các cách xử trí khác nhau tùy thuộc vào lượng máu bị mất và tuổi thai. Nếu thai còn non, máu mất không nhiều thì có thể truyền máu thay thế để chờ đợi đến khi thai lớn thêm, có thể cho ra đời (có khi được thêm 2-3 tuần lễ). Thai sống được phải trên 28 tuần tuổi.

Nếu mất máu nhiều hay tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ chủ động can thiệp để tránh thiếu máu, rối loạn đông máu.

2. Băng huyết do rau bong non

Đó là hiện tượng bánh rau bong ra khỏi thân tử cung trước ngày dự kiến sinh. Ở thể nặng (tỷ lệ 1/500 ca sinh), rau bong non gây chảy máu nhiều, dẫn đến thai suy và thai chết.

Nguyên nhân gây rau bong non có thể là chấn thương vùng bụng, bệnh viêm cầu thận mạn tính làm tăng huyết áp kéo dài, hội chứng huyết áp thấp, thiếu axit folic, giảm áp lực đột ngột ở tử cung, đa ối, đa thai... Có trường hợp bệnh nhân nằm ngửa, tử cung đè lên tĩnh mạch chủ dưới, làm tăng huyết áp các hồ huyết phía dưới của bánh rau, khiến bánh rau bị bong ra khỏi lớp cơ tử cung. Ở nơi bong rau, khiến thai phụ bị tụt huyết áp, mạch nhanh, thiếu ôxy não, sốc, có nguy cơ tử vong cao.

Rau bong non có 3 mức độ. Ở thể nhẹ hay trung bình, tử cung căng nhưng chưa co cứng, tim thai không đều, rau bong một phần (chưa dẫn tới tử vong cho mẹ và thai nhi), máu giảm đông. Hai thể này rất dễ chuyển thành thể nặng với biểu hiện tử cung co cứng, không thấy cơn co nữa, máu ra ngoài âm đạo nhiều, không đông, người mẹ bị sốc, tim thai mất. Ở thể nặng, tỷ lệ tử vong là 1-5% đối với mẹ và 50-100% đối với con.

Cách xử trí có thể là cho sinh ngả âm đạo nếu cổ tử cung đã mở nhiều hoặc mở cắt tử cung, đồng thời tiến hành các biện pháp cầm máu.

Để dự phòng chứng băng huyết cuối thai kỳ, khi bắt đầu có biểu hiện ra máu, dù bất cứ nguyên nhân nào, thai phụ cũng phải lập tức đến bệnh viện tuyến trên (bằng các phương tiện di chuyển nhẹ nhàng) để được cầm máu và áp dụng các biện pháp điều trị. Nên nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh các chấn động.

____________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

29 tháng 3, 2011

Băng huyết: Tai biến sản khoa hàng đầu

Băng huyết sau sinh là một trong những tai biến sản khoa rất thường gặp. Băng huyết do cổ tử cung không co lại được, dẫn đến tình trạng xuất huyết ồ ạt.

Thông thường, băng huyết sau sinh thường xảy ra ở mọi lứa tuổi nhất là sản phụ sinh từ con thứ ba trở lên.


Băng huyết sau sinh


Trong tháng 1/2007, hầu như tuần nào khoa Sản-Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cũng có 2-3 ca băng huyết sau sinh, kể cả những sản phụ sinh con đầu lòng.


Nguyên nhân có thể do thời gian chuyển dạ quá dài, con quá to, nạo phá thai nhiều lần, hay sản phụ mắc các bệnh lý nội khoa.


Ngày 23/1, chị Đ.T.H, 27 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình - TP.HCM, chuyển dạ sinh con so. Chị vào Khoa Sản BV ĐH Y Dược TP.HCM và sanh thường. Đứa trẻ nặng trên 4kg.


Các bác sĩ khoa sản không can thiệp gì trong quá trình sanh thường của chị H... Tuy nhiên, ngay sau khi sinh, chị H bị băng huyết do cổ tử cung bị đờ ra vì các cơ siết lại không tốt.


Chị H được truyền 4 đơn vị máu và cho uống thuốc để cổ tử cung gò lại.


Trong khi đó, theo tổng hợp tình hình chuyển viện năm 2006 của BV Hùng Vương, tai biến băng huyết sau sinh có giảm gần một nửa so với năm 2005, nhưng các trường hợp nặng tăng nhanh.


Ngày 16/12/2006, BV Cần Đước đã chuyển chị L.T.N, 32 tuổi, đến Khoa Cấp cứu của BV Hùng Vương. Chị L.T.N. bị băng huyết sau sinh khi sinh đứa con thứ tư.


Cổ tử cung của chị N bị đờ không hồi phục do băng huyết sau sinh. Các bác sĩ BV Hùng Vương đã mổ cấp cứu cho chị N ngay lập tức.


Cổ tử cung của chị L.T.N bị cắt bỏ hoàn toàn, và phải truyền 9 đơn vị máu.


Băng huyết: Tai biến đứng hàng đầu

Năm tai biến thường gặp của sản khoa bao gồm: Băng huyết sau sinh, tiền sản giật - sản giật (ngộ độc thai), nhiễm trùng hậu sản, uốn ván rốn và vỡ tử cung.


Theo một nghiên cứu của BV Từ Dũ, từ 01/10/2000 đến 30/4/2001, băng huyết sau sinh là tai biến đứng đầu, với tỷ lệ 2-10% trên tổng số sanh.


Còn Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO) ước tính hàng năm có khoảng 20 triệu trường hợp bệnh lý do băng huyết sau sinh.


Năm 2006, Trung tâm chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản TP.HCM tổng kết toàn thành phố có khoảng 110.200 sản phụ. Trong đó tai biến sản khoa là 1.249 ca, chiếm 1,13%. Tuy nhiên, hơn 1.120 trường hợp tai biến là do băng huyết sau sinh.


Khi sinh nở xong, bình thường các cơ của tử cung phải co lại để cầm máu. Nhưng, vì một lý do nào đó, các chất lượng cơ tử cung bị kém và yếu đi, tử cung siết lại không tốt dẫn đến bị đờ gây ra băng huyết sau sinh.


Theo BS Nguyễn Thị Thanh Hà, trưởng Khoa Sản BV ĐH Y Dược TP.HCM, băng huyết sau sinh thường xảy ra trên những sản phụ đa sản từ 3 con trở lên, có bệnh lý bị tiền sản giật (bị phù nề) hoặc ở những sản phụ đa sản, sinh con thứ ba trở lên.


Quá trình chuyển dạ quá dài cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến băng huyết. Bình thường, đối với con so, người mẹ thường chuyển dạ từ 18-24 giờ, còn với con rạ, thời gian chuyển dạ là 16-18 giờ.


Hơn thế nữa, hiện nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, người mẹ khi mang thai có nhiều điều kiện chăm sóc thai, đặc biệt là có một chế độ dinh dưỡng phong phú, đa dạng. Đứa trẻ sơ sinh thường nặng cân (từ 4-5kg).


BS Thanh Hà ước tính, mỗi ngày khoa sản tiếp nhận 20 sản phụ thì có đến 5 sản phụ sinh con nặng cân. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng băng huyết. Tử cung giãn quá cỡ, nhão cơ và không co lại như bình thường.


Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính làm sản phụ bị băng huyết sau sinh là vì nạo phá thai nhiều lần. Niêm mạc tử cung bị tổn thương, nhau thai cài răng lược bám vào cơ tử cung. Những trường hợp này có thể bị cắt bỏ tử cung do xuất huyết không cầm được.


Sản phụ bị thiếu máu, hay các bệnh lý nội khoa như tiểu cầu thấp, những bệnh dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu cũng rất dễ bị chảy máu sau sinh.


Tuy nhiên, y học ngày càng phát triển, 70% sản phụ bị băng huyết vẫn có thể được điều trị bằng thuốc, để cổ tử cung gò lại. 20% trường hợp được điều trị bằng phẫu thuật thắt các động mạch đến nuôi tử cung. Sau đó, chỉ khâu tự tiêu đi, tử cung trở lại bình thường. Chỉ 10% sản phụ bị cắt bỏ cổ tử cung vì không thể cầm máu bằng thuốc hay thắt động mạch.


Điều quan trọng nhất để tránh tai biến này là các sản phụ phải đi khám thai định kỳ. Bác sĩ có thể tiên lượng được cuộc chuyển dạ. Đồng thời, sản phụ sẽ được phát hiện sớm các bệnh lý nội khoa để điều trị sớm chuẩn bị tốt cho việc sinh nở.
_________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

28 tháng 3, 2011

Bị băng huyết khi sinh sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào?

BHSS có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, là khi lượng máu chảy từ đường sinh dục trong vòng 24 giờ sau sinh là:
- hoặc > 500 ml
- hoặc máu mất > 1% trọng lượng cơ thể hoặc > 10% Hct
- hoặc lượng máu mất bất kỳ có ảnh hưởng đến huyết động học

Mức độ nặng của BHSS không chỉ phụ thuộc vào lượng máu mất, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng của sản phụ trước khi bị băng huyết. Trên thế giới, người ta thường lấy chuẩn mất máu bằng hoặc hơn 500 ml máu trong vòng 24 giờ sau sinh để chẩn đoán BHSS. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đa phần sản phụ thường bị thiếu máu trước đó do nhiều nguyên nhân khác nhau như dinh dưỡng kém, nhiễm ký sinh trùng, không bù đủ sắt sau hành kinh hoặc lúc mang thai… nên chỉ cần mất thêm một lượng máu dù chỉ 200-300 ml, cũng có thể đưa đến rối loạn huyết động. Vì vậy, kinh nghiệm phán đoán và nhận định để đề phòng BHSS của các bác sĩ Việt Nam càng cần phải nhạy bén hơn nữa, sao cho phù hợp với thể trạng chung của sản phụ Việt Nam.

Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có tích cực hay không, BHSS có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau:

- Choáng do giảm thể tích tuần hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong.

- Là yếu tố thuận lợi của nhiễm trùng hậu sản.

- Biến chứng lâu dài: thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh), không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung.

__________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

27 tháng 3, 2011

Hiện tượng băng huyết khi chuyển dạ

Đó là tình trạng chảy máu với số lượng từ 500 ml trở lên trong vòng 24 giờ từ bất cứ nơi nào của đường sinh dục trong giai đoạn chuyển dạ và sau sinh, hoặc ra nhiều máu tự nhiên trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là một trong những nguyên nhân dễ gây tử vong cho thai phụ ngay trong giờ phút quan trọng nhất là chuyển dạ và vừa sinh bé xong.

Hiện tượng băng huyết xảy ra có thể do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có hai nguyên nhân dễ xảy ra hiện tượng băng huyết nhất đó là: băng huyết do nhau tiền đạo và do nhau bong non.

1. Băng huyết do nhau tiền đạo

Đó là hiện tượng bánh nhau bám che một phần hay toàn phần lối đi của thai để sổ ra ngoài, xảy ra ở khoảng 1/100-1/150 cuộc đẻ. Khi thai phụ chuyển dạ, lớp cơ ở đoạn dưới tử cung phải giãn nở và co kéo lên cao để cổ tử cung mở ra. Do bánh nhau không có khả năng giãn nở nên bị bong khỏi lớp cơ tử cung, gây băng huyết. Tùy theo giai đoạn chuyển dạ mà máu có thể chảy từ ít tới nhiều, hoặc lặp lại nhiều lần, gây thiếu máu và mất các yếu tố đông máu (như prothrombin, fibrinogen, tiểu cầu), đồng thời gây mất hồng cầu làm người bệnh xanh xao.

Đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ tại sao nhau lại bám ở đoạn dưới tử cung (thay vì ở thân hay đáy tử cung). Có giả thiết cho rằng, đó là do lớp niêm mạc bị viêm teo do sinh đẻ, nạo thai nhiều lần. Tuy nhiên, nhau tiền đạo lại ít khi tái phát trên một bệnh nhân nên có thể đoán rằng, tình trạng này xảy ra do trứng thụ tinh tình cờ đến làm tổ ở đoạn dưới.

Biểu hiện của nhau tiền đạo: Ra máu tự nhiên nhiều lần (màu đỏ tươi) khi đang ngủ, không có cơn đau bụng. Máu có thể ra ít rồi tự cầm, hoặc ra nhiều lần và khoảng cách ngày càng gần nhau. Hiện tượng ra máu thường xảy ra vào nửa sau của thai kỳ. Khi gặp các hiện tượng nghi ngờ, cần đến khám ở cơ sở phụ sản có phòng mổ để khi cần thì có thể xử trí ngay, nhằm kiểm soát sự chảy máu. Cần có sẵn 500 ml máu đồng nhóm, hoặc người hiến máu phải có mặt ở bệnh viện.

Bác sĩ sẽ có các cách xử trí khác nhau, tùy thuộc vào lượng máu bị mất và tuổi thai. Nếu thai còn non, máu mất không nhiều thì có thể truyền máu thay thế để chờ đợi đến khi thai lớn thêm, có thể cho ra đời (có khi được thêm 2-3 tuần lễ). Thai sống được phải trên 28 tuần tuổi.

Nếu mất máu nhiều hay tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ chủ động can thiệp để tránh thiếu máu, rối loạn đông máu.

2. Băng huyết do nhau bong non

Đó là hiện tượng bánh nhau bong ra khỏi thân tử cung trước ngày dự kiến sinh. Ở thể nặng (tỷ lệ 1/500 ca sinh), nhau bong non gây chảy máu nhiều, dẫn đến thai suy và thai chết.

Nguyên nhân gây nhau bong non có thể là chấn thương vùng bụng, bệnh viêm cầu thận mạn tính làm tăng huyết áp kéo dài, hội chứng huyết áp thấp, thiếu axit folic, giảm áp lực đột ngột ở tử cung, đa ối, đa thai... Có trường hợp bệnh nhân nằm ngửa, tử cung đè lên tĩnh mạch chủ dưới, làm tăng huyết áp các hồ huyết phía dưới của bánh nhau, khiến bánh nhau bị bong ra khỏi lớp cơ tử cung. Ở nơi bong nhau, khiến thai phụ bị tụt huyết áp, mạch nhanh, thiếu ôxy não, sốc, có nguy cơ tử vong cao.

Nhau bong non có 3 mức độ: Ở thể nhẹ hay trung bình, tử cung căng nhưng chưa co cứng, tim thai không đều, nhau bong một phần (chưa dẫn tới tử vong cho mẹ và thai nhi), máu giảm đông. Hai thể này rất dễ chuyển thành thể nặng với biểu hiện tử cung co cứng, không thấy cơn co nữa, máu ra ngoài âm đạo nhiều, không đông, người mẹ bị sốc, tim thai mất. Ở thể nặng, tỷ lệ tử vong là 1-5% đối với mẹ và 50-100% đối với con.

Cách xử trí có thể là cho sinh ngả âm đạo, nếu cổ tử cung đã mở nhiều hoặc mở cắt tử cung, đồng thời tiến hành các biện pháp cầm máu.

Để dự phòng chứng băng huyết cuối thai kỳ, khi bắt đầu có biểu hiện ra máu, dù bất cứ nguyên nhân nào, thai phụ cũng phải lập tức đến bệnh viện tuyến trên (bằng các phương tiện di chuyển nhẹ nhàng) để được cầm máu và áp dụng các biện pháp điều trị. Nên nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh các chấn động.

3. Băng huyết do các nguyên nhân khác

Ngoài nhau tiền đạo là trường hợp hay gặp nhất, còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến băng huyết khi chuyển dạ như: bị rách toác đường sinh dục, rách cổ tử cung, rách âm đạo gây băng huyết mạnh, rách âm mon, vỡ tử cung... Những nguyên nhân dẫn đến băng huyết này đều rất nguy hiểm, không chỉ gây chảy máu mà còn gây đau, choáng nặng, có thể dẫn đến tử vong.

Lời khuyên dành cho bạn: Phải luôn có người nhà bên cạnh khi chuyển dạ. Chọn bệnh viện và bác sĩ, nữ hộ sinh giỏi đã quen thuộc với tình hình sức khoẻ của bạn qua những lần khám thai trước đó. Trong những tháng cuối thai kỳ, nếu xảy ra bất cứ hiện tượng chảy máu nào, dù rất ít cũng phải thông báo ngay cho bác sĩ ngay để kiểm tra. Nếu đã được chuẫn bị cẩn thận, có hướng xử lý cầm máu kịp thời thì bạn có thể vượt qua cơn nguy hiểm một cách nhẹ nhàng mà không để lại tai biến nào.

___________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

26 tháng 3, 2011

Băng huyết - Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho sản phụ

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, Phó GĐ BV Phụ sản TƯ, băng huyết là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho sản phụ. Trên thực tế, có đến 25% trường hợp phụ nữ tử vong sau sinh do băng huyết gây ra.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), băng huyết sau sinh là hiện tượng chảy máu âm đạo sau khi sổ thai vượt quá 500ml. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong mẹ hiện nay.

Cũng theo thống kê này, băng huyết sau sinh chiếm khoảng hơn 10% số trường hợp để, trong đó 1% trường hợp nguy kịch, và 25% trường hợp tử vong do băng huyết nặng gây ra.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu của băng huyết sau sinh là do đờ tử cung (không co đủ mức để cầm máu). Tuy nhiên, hoàn toàn có thể dự phòng được những nguy cơ của băng huyết nếu bác sĩ sản khoa biết cách xử lý tích cực giai đoạn chuyển dạ 3.


Theo TS Hinh, xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ như sử dụng Oxytocin, kéo dây rốn có kiểm soát, xoa tử cung… có thể đề phòng được trên 60% số trường hợp băng huyết sau đẻ. Do vậy, TS Hinh khuyến cáo, xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ phải được thực hiện thường quy trên mọi trường hợp đẻ có cán bộ y tế hỗ trợ.

_________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

25 tháng 3, 2011

Băng huyết sau sinh

Xin hỏi băng huyết là gì? Nguyên nhân là do kỹ thuật, bác sĩ, hộ sinh hay nguyên nhân nào khác, triệu chứng xảy ra như thế nào và hướng giải quyết? Xin cảm ơn.

Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu với số lượng từ 500 ml trở lên, trong vòng 24 giờ sau sổ thai, từ bất cứ nơi nào của đường sinh dục.

Các yếu tố thuận lợi và nguyên nhân của băng huyết sau sinh:

1. Đờ tử cung (nghĩa là tử cung không thể co hồi nhỏ lại sau khi thai nhi đã ra): là nguyên nhân thường gặp nhất. Các yếu tố có thể dẫn đến đờ tử cung gồm :

- Chất lượng cơ tử cung kém: do sinh nhiều lần, do tử cung có u xơ, tử cung dị dạng

- Tử cung quá căng: do đa thai, đa ối, con to

- Chuyển dạ kéo dài, giục sanh lâu với oxytocin hoặc chuyển dạ quá nhanh do cơn gò cường tính.

- Nhiễm trùng ối

- Thai phụ bị suy nhược, thiếu máu

- Gây mê sâu

2. Bất thường của bánh nhau :

- Diện tích bánh nhau lớn, khi bong ra gây chảy máu nhiều như trong phù nhau thai

- Nhau bám bất thường: nếu nhau bám thấp, cấu trúc lớp cơ vùng đoạn dưới chỉ gồm 2 lớp nên thu hồi không tốt, hơn nữa nhau có khuynh hướng ăn sâu vào lớp cơ tử cung làm nhau bong không hoàn toàn dẫn tới chảy máu nhiều.

3. Tổn thương đường sinh dục :

- Vỡ tử cung, rách cổ tử cung và âm đạo có thể xảy ra trong các trường hợp sinh thường. Tuy nhiên, các biến chứng này thường gặp hơn trong những trường hợp sinh khó, sinh thủ thuật.

- Những trường hợp sinh nhanh, sinh rớt cũng dễ dẫn tới tổn thương đường sinh dục.

4. Rối loạn đông máu:

- Rối loạn đông máu thường xảy ra trong các trường hợp: nhau bong non, thai lưu, nhiễm trùng, thuyên tắc ối, hội chứng HELLP…

Triệu chứng :

- Tổng trạng mất máu: da xanh niêm nhợt, tay chân lạnh, khát nước, mạch nhanh, huyết áp giảm

- Chảy máu từ âm đạo, cố tử cung, tử cung

- Tử cung mềm nhão, tăng thể tích.

Hướng xử trí :

- Hồi sức tích cực, truyền máu bồi hoàn máu mất. Điều chỉnh các rối loạn đông cầm máu nếu có.

- Đảm bảo tử cung co hồi và gò tốt: lòng tử cung sạch (không còn nhau), xoa đáy tử cung, sử dụng các thuốc giúp tử cung gò tốt.

- Kiểm tra tử cung, cổ tử cung, âm đạo phát hiệc các vị trí tổn thương và khâu cầm máu

- Khi các bước điều trị nội khoa thất bại, cần can thiệp phẫu thuật. Để cứu người mẹ, thậm chí có thể phải cắt tử cung.

___________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →